Các loại cảm biến vẫn đang được nghiên cứu và phát triển thêm để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Theo báo cáo của các cuộc nghiên cứu trong những năm qua, thiết bị cảm biến sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm lên đến 30,8% vào năm 2028. Vậy, có những loại cảm biến thông dụng nào? Cùng VTECH tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Cảm biến là gì?
Cảm biến (tên tiếng Anh: Sensor) là một thiết bị có khả năng phát hiện và phản hồi một số loại đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, độ ẩm,…) từ môi trường. Đầu ra sẽ là tín hiệu đã được chuyển đổi và hiển thị trên màn hình điều khiển.
Cảm biến đóng vai trò quan trọng trong Internet vạn vật (IoT), giúp tạo ra một hệ sinh thái để thu thập và xử lý các tín hiệu khác nhau từ môi trường. Từ đó, các tính hiệu này được theo dõi, quản lý và kiểm soát một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến
Cần một nguồn cấp điện để các cảm biến có thể hoạt động bình thường. Thông thường, nguồn điện này đến từ một thiết bị đo được kết nối với cảm biến. Một số trường hợp nguồn tín hiệu có thể cung cấp điện năng để thiết bị này hoạt động như: ánh sáng mặt trời, sức gió,…
Mô-đun cảm biến phải được đặt gần đối tượng thử nghiệm. Các phần tử cảm biến trong mô-đun này phát ra một từ trường nhỏ và xoay chiều. Từ trường này có thể đi xuyên qua bề mặt của đối tượng thử nghiệm mà không để lại bất kỳ ảnh hưởng nào. Sau đó, từ trường này quay trở lại cảm biến và được nhận thông qua phần tử cảm biến. Tín hiệu nhận về được chuyển đến nơi xử lý tiếp theo trong cảm biến.
Phân loại cảm biến
Các cảm biến thường được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động, dữ liệu đầu vào hoặc phạm vi ứng dụng. Do đó, các loại cảm biến có thể được phân thành ba loại dựa trên các nguyên tắc hoạt động như sau: cảm biến vật lý, cảm biến hóa học và cảm biến sinh học.
- Cảm biến vật lý: Được chế tạo từ các đặc tính vật lý của thành phần biến đổi cụ thể. Ngoài ra, cảm biến vật lý còn phụ thuộc tính chất vật lý của vật liệu chức năng.
- Cảm biến hóa học: Đây là một phản ứng điện hóa, giúp chuyển đổi thành phần, nồng độ của các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ thành tín hiệu điện.
- Cảm biến sinh học: Bằng cách sử dụng các hóa chất hoạt tính sinh học, cảm biến sinh học có khả năng phát hiện và đo được các hợp chất sinh hóa.